Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 1-5 tuổi?

Theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 1-5 tuổi là việc làm hết sức cần thiết, giúp cha mẹ phần nào đánh giá sự phát triển cũng như tình hình sức khỏe của bé.

Thông thường, mỗi năm Tổ chức Y tế thế giới WHO đều dựa vào những nghiên cứu, rồi công bố mức cân nặng và chiều cao của trẻ trung bình cần phải đạt được theo độ tuổi. Đây là những số liệu xác định để đánh giá mức độ tăng trưởng của trẻ. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, những con số này sẽ được các chuyên gia đánh giá lại để phù hợp với trẻ trong nước. 

Ở Việt Nam, “chuẩn” về chiều cao cân nặng sẽ được tính theo chỉ số BMI. Chính vì vậy mà cách tính chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 1-5 tuổi cũng dựa theo công thức này. 

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, được dùng để tính toán mức độ mập hay ốm của một người. 

chieu-cao-can-nang-chua-cho-be-1-5-tuoi-tangchieucaonet-1

Tính chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ từ 1-5 tuổi bằng công thức BMI

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]

Trong đó:

Cân nặng tính bằng Kg 

Chiều cao tính bằng m. 

●    Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
●    Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25
●    Thừa cân: BMI từ 25-30
●    Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40
●    Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40

Ưu điểm của cách tính này là tính toán nhanh, khá chính xác về tình trạng cân nặng của cơ thể, giúp mẹ theo dõi được tốc độ tăng trưởng của con một cách dễ dàng. Bên cạnh ưu điểm thì cách tính này cũng có nhược điểm là không thể tính toán được lượng mỡ thừa trong cơ thể nên khó nhận biết được các nguy cơ tiềm ẩn liên quan tới sức khỏe. 

Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 1-5 tuổi

Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn cho bé từ 1-5 tuổi thông qua sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) là đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh muốn chắc chắn rằng trọng lượng của trẻ có phù hợp với chiều cao và độ tuổi thì hãy sử dụng bảng tra cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Nhưng khi tra cứu, mẹ cần phải lưu ý một số điều sau:

+ Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Do đó, các mẹ không nên đánh giá việc con mình có phát triển khỏe mạnh hay không bằng cách so sánh bé với những đứa trẻ khác.

+ Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên, trung bình có thể tăng 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Đến năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại, chỉ tăng khoảng 10cm/năm. 

bang-chieu-cao-can-nang-chua-cho-be-1-5-tuoi-tangchieucaonet-1.jpg

bang-chieu-cao-can-nang-chua-cho-be-1-5-tuoi-tangchieucaonet-2

bang-chieu-cao-can-nang-chua-cho-be-1-5-tuoi-tangchieucaonet-4

+  Từ sau 2 tuổi trở đi, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm. Đây là tốc độ phát triển chiều cao tự nhiên, do đó mẹ không cần phải lo lắng là tại sao con mình có tốc độ phát triển chậm hơn những năm trước. 

Để giúp trẻ đạt được chỉ số BMI chuẩn, thì các bậc phụ huynh phải lên kế hoạch ăn uống cân bằng và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường khuyến khích con vận động đều đặn và đi ngủ đúng giờ, để sớm đạt được vóc dáng chuẩn như mong muốn. 

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y Tế thế giới WHO, từ lúc con chào đời đến khi tròn 5 tuổi, mẹ nên đo chiều cao cân nặng của bé theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định trong tháng. Sau đó, sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi tình trạng sức khỏe để có thể điều chỉnh dinh dưỡng và vận động cho phù hợp với con. 

Thực đơn ăn uống giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả

Dinh dưỡng chiếm hơn 30% trong việc quyết định đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển một cách toàn diện, thực đơn ăn uống hàng ngày cần đáp ứng được hai yếu tố là: đủ số lượng và đủ chất lượng. Trẻ ở từng độ tuổi, giới tính cần mức năng lượng khác nhau. 

Trẻ ở độ tuổi từ 1-3 tuổi, nhu cầu calo là 1.200 đến 1.400 Calo/ngày. Còn trẻ từ 3-5 tuổi thì cần 1.500 đến 1.750 Calo/ngày. Thực đơn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ từ rau xanh hoặc hoa quả thì mới có thể cung cấp đủ số năng lượng này cho trẻ. 

bang-chieu-cao-can-nang-chua-cho-be-1-5-tuoi-tangchieucaonet-5

Trong đó, trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng và phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hormone, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Trung bình nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày. Mẹ có thể bổ sung chất đạm cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt, cá tôm… chứa axit amin cơ bản thiết yếu, hoặc bổ sung đạm động vật từ đậu nành, hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, đậu phộng…

Bên cạnh đó, thực đơn ăn uống giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả cần đảm bảo cung cấp đủ 60-65% chất đường bột trong tổng năng lượng khẩu phần, để hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh, điều hòa hoạt động của cơ thể… Chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây... 

Mẹ cần phải lưu ý, trẻ càng nhỏ tuổi thì nhu cầu về chất béo càng cao. Bởi chất béo chiếm tới 60% thành phần của não. Các chất khác thì chuyển thành năng lượng để não hoạt động, riêng chất béo được sử dụng để tạo nên chất myelin góp phần vào dẫn truyền các xung động thần kinh.

Hơn nữa, chất béo còn có tác dụng để hòa tan các vitamin A, D, E, K. Đây là những dưỡng chất tác động không nhỏ vào quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung thêm chất béo vào trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ thông qua các loại thực phẩm như dầu, mỡ, bơ, lạc, vừng… vừa có tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng lại cần thiết cho sự phát triển chiều cao và tăng trưởng não bộ cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào trong thực đơn tăng chiều cao của trẻ. Bởi nhóm dưỡng này rất cần cho sự phát triển, sinh trưởng bình thường của cơ thể và phòng tránh bệnh tật. 

thuc-don-tang-chieu-cao-cho-tre

Dưới đây là một số mẫu thực đơn ăn uống giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo: 

Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Mỗi ngày, mẹ hãy cho trẻ uống ½ ly sữa có hàm lượng chất béo thấp, có thể cho thêm nước nếu trẻ vẫn còn khát. Với các bữa phụ mẹ có thể cho trẻ uống sinh tố trái cây hoặc ăn sữa chua. Tuy nhiên, không vượt quá 6 ly nước hoa quả mỗi ngày. Còn các bữa chính: 

Bữa sáng
●    Yến mạch 
●    ½ quả chuối thái lát. 

Bữa trưa
●    Đậu và pho mát 
●    ½ chén cơm. 
●    1 chén canh bí nấu thịt bằm.

Bữa tối
●    Bông cải xanh xào. 
●    1 chén cháo thịt. 

Đồ ăn nhẹ: ½ quả táo, thái lát.

Thực đơn tăng chiều cao cho trẻ lứa tuổi 3-5

Bữa ăn sáng
●    ½ bánh mì tròn quết bơ
●    ½ chén salad trái cây.

Bữa ăn trưa
●    Thịt gà. 
●    1 chén cơm.
●    1 chén canh thịt băm nấu rau ngót.

Bữa tối
●    2 miếng cá (cá thu hoặc cá rô phi)
●    1 chén cơm.
●    Rau củ quả xào. 

Bữa ăn nhẹ: 1 quả táo hoặc 1 quả lê. 

Vào mỗi bữa ăn phụ mẹ có thể cho bé ăn bánh mì ngọt, trái cây, sữa chua, phô mai… thay đổi liên tục để bé không bị ngán. 

Ngoài ra, mẹ có thể xem thêm các mẫu thực đơn ăn uống giúp trẻ tăng chiều cao hiệu quả khác tại đây.
 

avatar

Bài viết của

Lan Hương

CHIA SẺ