Vai trò của tuyến yên đối với phát triển chiều cao
Tuyến yên nằm ở sàn não, lồi lên bên dưới của đại não, có kích thước rất nhỏ (chỉ nặng 0,5gam), chỉ huy nhiều tuyến nội tiết của cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục… đặc biệt là sản sinh ra hormone tăng trưởng gọi tắt là GH (growth hormone).
Tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng hỗ trợ phát triển chiều cao
Khi tuyến yên hoạt động bình thường sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, nhất là trong giấc ngủ (từ 22h-1h00), có tác dụng lên hầu hết các mô cơ thể, tăng số lượng và kích thước tế bào, tăng kích thước các phủ tạng. Đồng thời, kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương làm thân xương dài ra, các mô sụn cũng bắt đầu phát triển, hoạt động trơn tru hơn, hạn chế bị cốt hóa xương, mắc các bệnh về xương khớp. Từ đó, điều khiển tăng trưởng mô xương và duy trì sự cân bằng thích hợp của các cơ và mô mỡ, làm tăng chiều cao cho trẻ em tuổi đang lớn.
Bên cạnh đó, tuyến yên cũng tạo sự tương tác giữa hormone tăng trưởng GH và somatomedin trong chuyển hoá protein để phát triển sụn và phát triển cơ thể, kích thích tạo keo kết hợp sulfat vào sụn. Đồng thời, dưới tác dụng của GH, lipid được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết nhằm tiết kiệm protein dành cho sự phát triển cơ thể, kích thích thúc đẩy tăng chiều cao tối đa.
Bị khiếm khuyết tuyến yên trẻ sẽ lùn “ổn định”
Tuyến yên là bộ phận chịu trách nhiệm chính kiểm soát, điều hòa quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Do đó, khi bị suy tuyến yên sẽ làm giảm tiết các hormone tăng trưởng, trẻ càng lớn sự phát triển chiều cao càng cách biệt so với trẻ cùng lứa tuổi.
Trẻ bị khiếm khuyết tuyến yên sẽ thấp lùn hơn bạn bè cùng trang lứa
Suy tuyến yên có tính chất tiến triển tăng dần, làm suy kiệt cơ thể, hormone tăng trưởng không sản xuất đủ, gặp nhiều khó khăn trong việc điều hòa mật độ xương, giảm khối lượng cơ, chuyển hóa glucose và lipid bị thay đổi. Cơ thể không thể tự sản xuất nhân tố tác động để kích thích phát triển các mô sụn ở đầu xương dài ra, các mô sụn bị cốt hoá sớm, lúc này đầu xương và thân xương hợp nhất với nhau nên xương không dài nữa. Điều này thấy rõ trong giai đoạn phát triển của cơ thể và tiếp tục duy trì suốt đời. Phần lớn, những người bị khiếm khuyết tuyến yên có chiều cao rất hạn chế, nam dưới 1m30, nữ dưới 1m20.
Ngoài ra, khi bị khiếm khuyết tuyến yên không thể tiết hormone tăng trưởng GH, cơ thể sẽ bị hạn chế tiết hormon sinh dục của các cơ quan sinh sản, khiến đứa trẻ không lớn, không thấy các biểu hiện giới tính và không có khả năng sinh con. Nếu không được chữa trị kịp thời thì trẻ sẽ không phát triển, trưởng thành.
Nên chữa trị khiếm khuyết tuyến yên càng sớm càng tốt
Theo các chuyên gia, nếu bị khiếm khuyết tuyến yên do tổn thương, chấn thương đầu nặng, u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não… thì cần phẫu thuật cắt u não để trả lại không gian bình thường cho tuyến yên phát triển và sản xuất đủ hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao tốt nhất.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chữa khiếm khuyết tuyến yên càng sớm càng tốt
Tuy nhiên, nếu trẻ bị khiếm khuyết tuyến yên bẩm sinh và mất chức năng thì cần kịp thời bổ sung hormon tăng trưởng GH từ bên ngoài để kích thích đứa trẻ có thể tiến đến chiều cao cho phép, đủ sức bật lên vươn tới dậy thì. Việc điều trị cần phải thực hiện càng sớm càng tốt bởi vì không phải cứ muốn là thời gian nào cũng có thể “kích” được chiều cao nhờ bổ sung hormone tăng trưởng từ bên ngoài.
Bổ sung hormone tăng trưởng thay thế cho việc tuyến yên tự sản xuất hormone tăng trưởng cần được chữa trị trước tuổi dậy thì, tốt nhất là từ 4-5 tuổi và dưới 13 tuổi. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ không được kích thích sẽ đóng lại, dẫn đến việc dùng hormone tăng trưởng không còn tác dụng. Đồng nghĩa với việc không thể nào trả lại tuổi dậy thì cho đứa trẻ, tình trạng vô sinh cũng là mãi mãi.
Thế nên, tuyến yên là một yếu tố rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Là yếu tố quyết định giúp trẻ sở hữu được chiều cao lý tưởng đến khi trưởng thành.
Xem thêm: https://www.tangchieucao.net/thuc-pham-chuc-nang-tang-chieu-cao-co-hieu-qua-hay-khong