23 tuổi còn cao được không? Cách ăn gian chiều cao hiệu quả nhất

​​​​​​​Thực hư chuyện 23 tuổi còn cao được không đang là mối quan tâm của nhiều người trưởng thành, đặc biệt là những người lỡ bỏ qua giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Bạn đã 23 tuổi nhưng chưa hài lòng với chiều cao hiện tại của mình? Cùng khám phá những bí quyết giúp bạn tăng chiều cao ở tuổi 23 nhé

tăng chiều cao tuổi 23

Người trưởng thành sau tuổi 23 có thể cao lên nữa không?

Nhận thấy tầm quan trọng của chiều cao trong cuộc sống, nhu cầu cải thiện vóc dáng ngày càng phổ biến, kéo theo nhiều thông tin về các hướng giải quyết. Đối với những người 23 tuổi, đây là độ tuổi trưởng thành khi con người đã trải qua giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì. Vậy bạn có thể tăng chiều cao sau tuổi 23 không?

Có thể tăng chiều cao sau tuổi 23 hay không?

Theo các nghiên cứu khoa học, con người trải qua 3 giai đoạn phát triển chiều cao chính: Giai đoạn bào thai, 1000 ngày đầu đời, giai đoạn dậy thì. Như vậy, đến khoảng 20 tuổi, con người gần như không cao lên được nữa. Ở một số quốc gia đang phát triển, khi điều kiện sống không cao, khả năng cao lên có thể tồn tại ở một số người trên 20 tuổi. Tuy nhiên, con số này rất hiếm, mức cải thiện cũng không cao. 

Việc tăng chiều cao sau tuổi 23 là không thể. Hiện nay, một số thông tin quảng cáo sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao dành cho những người trên 23 tuổi là hoàn toàn thiếu khoa học. Người tiêu dùng cần tỉnh táo khi mua hàng để tránh mua phải hàng hóa kém chất lượng, mất tiền mà không đạt được hiệu quả đúng như mong muốn. 

có thể tăng chiều cao ở tuổi 23 không
Người 23 tuổi không còn khả năng cao lên một cách tự nhiên

Nguyên nhân vì sao chiều cao không phát triển sau 23 tuổi?

Quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng là cơ sở kéo dài xương, đây còn gọi là điểm cốt hóa của xương. Chiều cao có thể tăng lên nếu sụn tăng trưởng còn hoạt động, ngược lại phần sụn này đóng lại đồng nghĩa chấm dứt thời kỳ dài ra của xương. Ở gần cuối giai đoạn dậy thì (khoảng 16 - 18 tuổi), các sụn khớp dần cứng lại, chuẩn bị đóng hẳn ở tuổi 20.

Nếu điều kiện dinh dưỡng, môi trường sống không đảm bảo khiến dậy thì muộn, phần sụn này có thể vẫn mở để phát triển thêm một ít chiều cao đến khoảng 22 tuổi mới ngừng hẳn. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp, hầu hết chiều cao không phát triển thêm sau 23 tuổi.

Lý do vì sao độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ngày càng ngắn lại

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngừng cao sớm chính là tình trạng dậy thì sớm. Độ tuổi dậy thì ở nam bắt đầu vào khoảng 9 - 14 tuổi, với nữ là 8 - 13 tuổi, những trường hợp dậy thì trước độ tuổi này được gọi là dậy thì sớm. Lúc này, hormone tăng trưởng được giải phóng số lượng nhiều, trẻ cao lên trông thấy, thời kỳ đỉnh điểm có thể cao thêm 6 - 8cm/năm.

Tuy nhiên khi dậy thì kết thúc, sụn khớp ở các đầu xương đóng lại, xương không thể dài ra thêm. Những trẻ dậy thì sớm thường thấp hơn bạn bè cùng trang lứa do kết thúc phát triển sớm. Hiện nay, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ngày càng ngắn lại do nhiều yếu tố đến từ điều kiện dinh dưỡng, lối sống, môi trường xung quanh…

Những cách có thể giúp bạn tăng chiều cao ở tuổi 23 

Điều chỉnh tư thế

Tư thế nằm, ngồi hay đứng cũng ảnh hưởng đến chiều cao của mỗi người. Việc điều chỉnh tư thế đối với những người ở tuổi 23 rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn không có chiều cao lý tưởng thì điều này cũng giúp bạn trông cao hơn bình thường. Những người đứng thẳng nhìn luôn cao hơn người bị tật gù lưng. Khi đứng, hãy lưu ý giữ lưng, cổ, đầu theo một đường thẳng. Tư thế này không chỉ khiến bạn trông cao hơn mà còn giúp các đốt sống cổ, lưng được mạnh khỏe, hạn chế tình trạng tổn thương ở hệ xương khớp như loãng xương, cong vẹo cột sống, gãy xương...

tư thế đúng giúp tăng chiều cao
Tư thế đứng cũng giúp 

Lựa chọn trang phục

Trang phục là điều kiện “ăn gian” chiều cao lý tưởng cho những bạn có chiều cao khiêm tốn. Bạn có thể kết hợp một số loại trang phục để đánh lừa thị giác của người nhìn như: 

  • Quần cạp cao: Loại quần này giúp đôi chân trở nên thon gọn, tạo cảm giác chân dài hơn.

  • Váy chữ A: Đặc điểm của váy chữ A là ôm sát eo sau đó thả xòe xuống dưới, tạo cảm giác hài hòa cho người mặc. Bạn nên chọn loại váy dài không quá đầu gối để phát huy tối đa tác dụng “ăn gian” chiều cao.

  • Quần/áo/váy với họa tiết sọc dọc: Trang phục sọc dọc giúp người đối diện nhìn bạn theo chiều dọc nhiều hơn, tạo cảm giác chân dài hơn.

  • Áo croptop: Đây là loại áo không thể thiếu với những cô nàng “nấm lùn”, giúp phần thân trên của bạn ngắn hơn, đồng nghĩa với đôi chân như dài hơn. Áo croptop có thể kết hợp với quần cạp cao cho phù hợp.

  • Đầm nhấn eo: Kiểu trang phục nhấn ở eo giúp người nhìn có cảm giác bạn cao hơn.

  • Đầm ôm sát: Đầm ôm sát dài trên đầu gối giúp thân hình người mặc thon gọn và cao hơn. Bạn có thể chọn loại đầm màu sáng để tăng hiệu quả đánh lừa thị giác của trang phục này.

  • Các loại trang phục có màu đơn sắc: Trang phục 1 màu, đặc biệt là màu sáng giúp dáng người thoáng hơn, cao ráo hơn.

  • Áo/váy cổ chữ V: Kiểu cổ áo chữ V giúp chiều dài cơ thể dài hơn bình thường.

  • Giày cao gót: Đây là món đồ không thể thiếu với những cô nàng “nấm lùn”, tuy nhiên giày cao gót không tốt cho cột sống nên bạn không nên sử dụng quá nhiều.

Những trang phục này được các chuyên gia thời trang khuyên sử dụng với những cô nàng thấp bé. 

Phẫu thuật can thiệp

Vì không còn giải pháp nào hỗ trợ tăng chiều cao cho những người từ 23 tuổi trở lên, một số người tìm đến phương pháp phẫu thuật kéo dài chân. Mặc dù đây không phải loại phẫu thuật phức tạp, nhưng đòi hỏi một quá trình hồi phục dài. Nếu quyết định thực hiện phẫu thuật kéo dài xương, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng với quá trình kiên trì tập luyện để có thể phục hồi thành công. 

Phẫu thuật không phải giải pháp được khuyên dùng nhưng cũng là một hướng giải quyết dành cho những người trưởng thành chưa thật sự hài lòng về chiều cao của mình. Loại phẫu thuật này thường dành cho những người có dị dạng, tật ở chân như chân thấp, chân cao. Độ tuổi thích hợp cho phương pháp này là dưới 35 tuổi, bởi sau tuổi 35, xương bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, việc phẫu thuật dễ xảy ra biến chứng, khó hồi phục.

phẫu thuật kéo dài chân ở tuổi 23
Phẫu thuật kéo dài chân cần nhiều thời gian phục hồi, chịu nhiều đau đớn

Tuổi 23 là giai đoạn kết thúc phát triển chiều cao do các sụn tăng trưởng đã hoàn toàn đóng lại, xương cốt hóa. Nếu đến tuổi này nhưng bạn vẫn chưa sở hữu chiều cao lý tưởng, hãy áp dụng những phương pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ. 

avatar

Bài viết của

Tường Vi

CHIA SẺ