Con yêu khỏe mạnh và phát triển mỗi ngày luôn là mong mỏi của bậc phụ huynh. Chính vì vậy, sự thay đổi rõ rệt về chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe cũng như thể chất của bé. Sau khi chào đời, chiều cao của con sẽ tiếp tục phát triển và tăng lên không ngừng, đến giai đoạn 1 tuổi sẽ hơn gấp rưỡi so với lúc mới sinh. Trong năm đầu đời, trẻ cũng có thể tăng trung bình 25cm và sẽ tiếp tục tăng thêm sau mỗi năm. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân sau đã khiến trẻ chậm tăng chiều cao so với các bạn.
Thức khuya thường xuyên
Thông thường trẻ em có thói quen ngủ muộn vì ham chơi, thích thức theo người lớn, muốn xem tivi… Tuy nhiên, điều này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tầm vóc. Do đó, các chuyên gia thường khuyên cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe luôn khỏe mạnh.
Ban đêm, nhất là khi trẻ ngủ say vào khung giờ từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng, hormone tăng trưởng sẽ được tuyến yên nhiều nhất. Và chỉ khi rơi vào trạng thái ngủ say, cơ thể mới tiết ra đủ lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tập cho con trẻ thói quen đi ngủ sớm lúc 8 giờ - 9 giờ tối để giúp trẻ ngủ sâu vào lúc 10h. Cứ duy trì lâu dài thói quen này sẽ là một cách phát triển tối đa chiều cao cho trẻ nhỏ, nhất là với trẻ trong giai đoạn dậy thì.
Trẻ không ngủ đủ giấc cơ thể không tiết ra đủ lượng hormone tăng trưởng dẫn đến hạn chế phát triển chiều cao
Trẻ được ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc không chỉ có tác động tích cực đến việc phát triển hệ xương mà còn giúp ổn định nhịp sinh học, cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, lứa tuổi, mà thời gian ngủ nghỉ của trẻ sẽ có sự khác biệt. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần nhiều thời gian ngủ hơn. Với những trẻ đã bắt đầu đi học, cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên phụ huynh cần cân bằng giữa thời gian học tập, vui chơi với thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Không ép trẻ thức khuya để làm bài hay chỉ tập trung học mà không tập luyện thể thao.
Stress kéo dài
Stress kéo dài sẽ tác động lên tuyến giáp bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể
Stress ở trẻ nhỏ được hiểu là tình trạng sang chấn tâm lý xảy ra trong quá khứ. Những trường hợp trẻ bị bạo hành, lạm dụng, ngược đãi… sẽ gây ức chế quá trình tăng trưởng của trẻ và khiến trẻ bị ám ảnh kéo dài. Chính vì thế, trẻ em cần được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường lành mạnh để đạt mức tăng trưởng tốt nhất khi trưởng thành. Không chỉ vậy, trẻ cũng cần có không gian riêng để tự do sáng tạo, không nên bắt ép trẻ phải làm theo ý của cha mẹ, ảnh hưởng đến tính cách và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thiếu hụt canxi
Canxi là khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe của xương, răng ở trẻ em. Nếu không nạp đủ hàm lượng Canxi cần thiết mỗi ngày, cơ thể trẻ sẽ dễ bị các tình trạng bệnh về xương như còi xương, chậm lớn, xương yếu, không thể phát triển chiều cao. Đồng thời, còn ảnh hưởng đến nhịp tim, và hệ thần kinh ở trẻ. Do đó, hãy giúp trẻ bổ sung hàm lượng Canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Những thực phẩm giàu Canxi như: Cua, tôm, sữa, cá, các loại đậu, rau xanh, trái cây…
Bổ sung Canxi để xương phát triển và chắc khỏe
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ có tác động tiêu cực đến cơ thể mà còn gây ảnh hưởng đến các hormone tăng trưởng của trẻ. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc lá thường có chiều cao hạn chế hơn những người không sử dụng loại chất kích thích độc hại này. Ngoài ra, chiều cao của trẻ cũng có thể ảnh hưởng do thói quen hút thuốc của người mẹ hoặc mẹ hít phải khói thuốc khi mang thai. Vì thế, hãy bỏ ngay thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh mình.
Khói thuốc có thể ảnh hưởng đến chiều cao và sức khỏe của trẻ
Thừa cân, béo phì
Trẻ trong tình trạng béo phì, thừa cân không chỉ khiến cho sức khỏe yếu kém mà còn dẫn đến kìm hãm khả năng phát triển chiều cao. Bởi khi trẻ có cân nặng quá khổ sẽ gây sức ép đè nén lên xương, khiến khung xương khó phát triển như bình thường. Từ đó, chiều cao chậm phát triển hơn những trẻ có thân hình cân đối.
Trẻ béo phì có chiều cao thấp hơn những trẻ khác
Lười vận động
Vận động thể lực, vui chơi ở ngoài trời không chỉ giúp cơ thể của trẻ hấp thụ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp nâng cao sức đề kháng toàn diện ở trẻ. Từ đó, giúp cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng tốt hơn; các hệ cơ, sụn xương được kích thích sự phát triển từ đó làm tăng chiều cao cho trẻ.
Vì thế, khi trẻ kém vận động, nằm ì một chỗ hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ làm hạn chế rất nhiều về khả năng tăng trưởng, nhất là chiều cao. Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ chậm lớn mà mẹ nên lưu ý.
Phụ huynh nên cho trẻ tham gia vào các bộ môn như: Đánh cầu lông, nhảy dây, nhảy cao, bơi lội, đạp xe đạp…
Trẻ lười vận động sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi và xương khớp không linh hoạt
Ăn nhiều đồ ngọt
Hàng ngày, cơ thể trẻ tiếp nhận chất dinh dưỡng từ thức ăn, thức uống để nuôi dưỡng và phát triển cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể ảnh hưởng đến 32% sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, nếu như bé biếng ăn hay ăn những thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường sẽ ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển chiều cao.
Bên cạnh đó, việc bổ sung quá nhiều tinh bột sẽ khiến cho hàm lượng Insulin trong máu tăng cao, làm cản trở quá trình sản sinh hormone tăng trưởng cũng như làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, tập trung vào các loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Kẽm… để xương phát triển dài ra, các cơ quan khác rơi vào tình trạng suy yếu, không đáp ứng được nhu cầu phát triển tự nhiên.
Cần hạn chế nạp nhiều đồ ngọt
Cong vẹo cột sống
Cong cột sống là tình trạng thường gặp ở trẻ tầm 12 – 15 tuổi, nhưng vẹo cột sống lại thường rơi vào độ tuổi 10 – 18. Căn bệnh này chiếm khoảng 1 – 4% dân số và thường xảy ra ở giới tính nữ nhiều hơn nam. Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng sang phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng sang trái thì cột sống sẽ có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng thì sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược, còn gọi là vẹo cột sống bù trừ.
Trẻ bị cong vẹo cột sống thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không chỉ khiến chậm phát triển chiều cao mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ngực, khung chậu, chèn ép tim, gan và phổi. Vì vậy, trẻ cần tập những bài tập liên quan đến cột sống như ngồi thẳng lưng, kéo dài sống lưng để giữ cột sống được ngay ngắn và bảo vệ sức khỏe về sau.
Trẻ bị vẹo cột sống gây hạn chế phát triển chiều cao
Ăn mặn quá nhiều
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể tăng bài tiết canxi. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ có cơ thể cực kỳ nhạy cảm với muối thì mức độ bài tiết canxi sẽ càng cao hơn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi, ảnh hưởng tiêu cực đến độ tăng trưởng và chắc khỏe của khung xương, dẫn đến hạn chế tiềm năng phát triển tầm vóc.
Hơn nữa, ăn nhiều Fast Food sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, tăng cân cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chiều cao. Quá nhiều muối trong cơ thể còn là tiền đề dẫn đến bệnh huyết áp, cân bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Vì thế, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều muối, nhất là các loại muối có trong những loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc Fast Food. Thay vào đó, là tăng cường sử dụng các loại trái cây, rau xanh vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao.
Trẻ nên hạn chế thức ăn nhanh để phát triển chiều cao tốt nhất
Bài viết trên đây đã tổng hợp những nguyên nhân khiến cho trẻ không thể tăng chiều cao. Chính vì thế, bạn hãy lưu ý và thay đổi những thói quen không tốt ảnh hưởng đến tầm vóc. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra lại tình trạng sức khỏe và xem xét liệu rằng bản thân có phải mắc những sai lầm bên trên không. Chúc bạn và các bé có được chiều cao như mong muốn nhé!