Phẫu thuật tăng chiều cao và những hiểm nguy khôn lường

Để đạt được chiều cao lý tưởng, nhiều người không ngần ngại thực hiện các cuộc phẫu thuật kéo dài chân. Chiều cao được cải thiện nhưng đổi lại sức khỏe của xương bị suy giảm, thậm chí có thể để lại dị tật do không chăm sóc đúng cách. Cần có sự tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật kéo dài chân là một phương pháp tăng chiều cao hiện nay. Với phương pháp này, người phẫu thuật có thể quyết định mức độ tăng chiều cao của mình. Thế nhưng, phẫu thuật tăng chiều cao có nguy hiểm không? Có nên phẫu thuật kéo dài chân hay không?... Tất cả sẽ có trong bài viết này.

phẫu thuật tăng chiều cao

 

Việc phẫu thuật thường xuất phát từ yếu tố tâm lý, yếu tố thẩm mỹ hoặc nguyên nhân lựa chọn nghề nghiệp.

Phẫu thuật tăng chiều cao là gì?

Phẫu thuật tăng chiều cao là phương pháp kéo dài chân bằng cách cắt rời xương, dùng đinh để cố định. Sau một thời gian, nhờ các hợp chất có trong máu vận chuyển Canxi bồi đắp vào khe hở các vết cắt để tạo thành xương mới. Phương pháp này giúp chiều dài xương tăng lên với tốc độ khoảng 1mm/ngày nhưng  không gây ảnh hưởng đến màng xương.

Tại Việt Nam, phẫu thuật kéo dài chân đã xuất hiện từ những thập niên 60 của thế kỷ trước. Mục đích chính là để điều trị những di chứng do chiến tranh, lao động hoặc để chữa trị các dị tật về xương. Tuy nhiên, các cuộc phẫu thuật kéo dài chân trước đây phải thực hiện nhiều lần mới hoàn chỉnh và dễ để lại nhiều biến chứng.

Hiện nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật, phương pháp phẫu thuật tăng chiều cao được tiến hành gọn và rút ngắn thời gian phục hồi so với trước đây. Trước khi cắt xương, bác sĩ sẽ đặt  1 chiếc đinh trong ống tủy, sử dụng 4 đinh xuyên qua 2 đầu xương. Khi kéo đủ chiều dài, khung được tháo bỏ, đinh vẫn nằm trong tủy nhằm cố định sự vững chắc. Điều này giúp người làm phẫu thuật tiết kiệm được thời gian và hạn chế sẹo trên chân rất nhiều.

hình ảnh phẫu thuật tăng chiều cao

Chiều cao tăng thêm 8cm mang lại sự thay đổi lớn về ngoại hình.

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia phẫu thuật kéo dài chân. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân phẫu thuật thường có chiều cao hạn chế từ khoảng 1m43 đến 1m63, thuộc cả 2 giới tính. Độ tuổi thích hợp để tiến hành phẫu thuật kéo dài chân là từ 20 - 35 tuổi. Đây là giai đoạn xương đã phát triển hoàn thiện và có tốc độ hồi phục nhanh. Trước 20 tuổi không nên tiến hành phẫu thuật vì xương vẫn đang trong giai đoạn phát triển chiều dài. Ngược lại, sau tuổi 35, xương bước vào thời kỳ lão hóa, không thuận lợi để thực hiện phẫu thuật.

Có thể cao thêm bao nhiêu cm khi phẫu thuật kéo dài chân?

Phẫu thuật kéo dài chân thường được thực hiện ở phần cẳng chân và đùi. Trong lần phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ thường ưu tiên kéo dài xương cẳng chân. Ở vị trí này, xương có thể được kéo dài thêm từ 8 - 8,5cm. Nếu vẫn còn nhu cầu cao thêm, các bác sĩ sẽ tiến hành kéo dài xương ở phần đùi. Người phẫu thuật có thể cao thêm tối đa 8 cm nữa.

Về mặt lý thuyết, chân có thể được kéo dài thêm từ 15 - 20cm nữa. Tuy nhiên, xương khi được kéo dài đến đâu thì gân, cơ, da và mạch máu cũng phải dài tới đó. Việc kéo dài nhiều sẽ dễ gây nhiều rủi ro cho chân nói riêng và cơ thể nói chung. Vì vậy, bác sĩ thường tư vấn cho bệnh nhân kéo dài từ 6 - 10cm để cân xứng với cơ thể và hạn chế biến chứng.

phẫu thuật kéo dài chân

Phẫu thuật kéo dài chân thường được thực hiện ở vùng xương đùi và xương cẳng chân.

Phẫu thuật kéo dài chân có gây biến chứng không?

tác hại phẫu thuật tăng chiều cao

Trong thời gian phục hồi, nếu không chăm sóc đúng cách dễ gây nên biến chứng ở phần xương mới.

Khi tiến hành phẫu thuật tăng chiều cao tức là bạn đã chấp nhận đánh đổi sức khỏe của xương. Có khoảng 5 - 6% bạn sẽ gặp biến chứng khi tiến hành phẫu thuật kéo dài chân. 

  • Tổn thương mạch máu: Cũng giống như nhiều cuộc phẫu thuật khác, kéo dài chân thường để lại các tổn thương mạch máu do việc xuyên đinh vào các dây thần kinh hoặc đục xương trong quá trình mổ.
  • Nhiễm trùng xương: Nhiễm trùng xương được xem là thảm họa nếu nó thật sự xảy ra. Biến chứng này diễn ra do phần đinh cố định các khớp xương ở tủy. Trong trường hợp này, người phẫu thuật phải cắt phần xương viêm hoặc tháo đinh và điều trị bằng kháng sinh. Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến viêm xương.
  • Biến chứng ngắn gân: Sau khi kéo dài, các phần mềm (gân, cơ, mạch máu, dây chằng) chưa kịp dài theo. Người phẫu thuật cần tích cực tập luyện, vận động nhằm phục hồi chức năng.
  • Nhiễm trùng tại vị trí xuyên đinh: Nhiễm trùng tạo vị trí xuyên đinh chỉ là biến chứng nhỏ nhưng không có nghĩa nó không xảy ra. Khi này, người phẫu thuật có thể chữa khỏi bằng việc uống thuốc kháng sinh và thay băng thường xuyên.

 

Bên cạnh đó, trong quá trình hồi phục, người phẫu thuật cần cẩn thận và đảm bảo quy trình, hạn chế nhiều nhất những sự cố khiến xương không liền, khối can xương không đủ khỏe. Một số biến chứng có thể xảy ra trong thời gian hồi phục như:

  • Biến dạng khớp: Kéo dài xương, các khớp ở vùng lân cận cũng thay đổi phù hợp. Trong quá trình kéo căng, nếu không tập đúng cách dễ làm biến dạng khớp, trật khớp.
  • Lệch trục xương: Hiện tượng lệch trục xương khiến đôi chân không được thẳng như lúc đầu, Cụ thể, xương cẳng chân có thể lệch ra sau. Trong khi đó, xương đùi lệch vào trong hoặc ra ngoài.
  • Gãy xương: Xương rất yếu sau khi phẫu thuật. Nếu có va đập trong khoảng thời gian này dễ gây nên gãy xương, biến chứng dị tật.
  • Tê liệt: Trong trường hợp các cơ, mạch máu, dây chằng không dài kịp với quá trình phục hồi xương, dễ gây nên tình trạng tê liệt bàn chân.

hậu quả phẩu thuật kéo dài chân

Sau khi phẫu thuật kéo dài chân, cần thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe xương.

Sau khi phẫu thuật chân có yếu không?

Phần xương mới được hình thành do phẫu thuật chân thường rất yếu. Tuy nhiên, sức khỏe của xương có thể tăng cường trong thời gian phục hồi. Theo đó, trong vòng vài tháng hoặc 1 năm người phẫu thuật cần có phương pháp tập liệu vật lý trị liệu, giữ gìn xương khớp đúng cách. Khi cơ xương đã ổn định, chi được kéo dài khỏe mạnh, người phẫu thuật có thể hoạt động bình thường. 

Có nên phẫu thuật kéo dài chân không?

Phương pháp kéo dài chân chỉ được cân nhắc thực hiện khi không thể tăng chiều cao tự nhiên. Chi phí để tiến hành phẫu thuật tăng chiều cao cũng không phải là nhỏ. Bên cạnh đó, người phẫu thuật cần chuẩn bị một khoản chi phí dự phòng cho các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện phẫu thuật hoặc phục hồi chức năng.

Hơn nữa, người phẫu thuật phải đối mặt với những đau đớn trong quá trình phẫu thuật và hồi phục. Sự đau đớn ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt hằng ngày, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ dễ gây sụt cân và trầm cảm. Ngoài ra, đối với người quen vận động, việc ở yên một chỗ sẽ tạo nên cảm giác khó chịu.

có nên phẫu thuật kéo dài chân

Thay vì phẫu thuật kéo dài chân, có thể “ăn gian” chiều cao bằng việc lựa chọn trang phục, giày dép.

Phẫu thuật tăng chiều cao là lựa chọn cuối cùng để đạt chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, chúng sẽ mang lại sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần cho người sử dụng. Chính vì vậy, khi vẫn còn thời gian, hãy quan tâm đến sự thay đổi chiều cao của bản thân. Những phương pháp tăng chiều cao như ăn uống đủ chất, sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp với việc vận động cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp chiều cao tăng lên nhanh chóng.

avatar

Bài viết của

Tường Vi

CHIA SẺ